Mụn Mủ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Điều Trị Thần Kỳ

1413

Mụn mủ rất dễ lây, dễ gây sẹo, được biết đến là loại mụn có đặc điểm bên ngoài là nốt sưng đỏ, bọc dịch toàn chất nhầy và mủ. Chúng do vi khuẩn và các tế bào da chết tích tụ dưới nang lông gây ra. Dưới đây là bài viết cung cấp thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị.

Tổng quan về mụn mủ

Mụn mủ là gì?

Loại mụn này nhìn khá giống mụn nhọt, tuy nhiên kích thước từ 4 – 8 mm, lớn hơn mụn nhọt. Chúng dễ bị nhạy cảm trước tác động của các yếu tố bên ngoài. Trong chúng chứa đầy mủ trắng, dịch nhầy, gọi là xác chết thể ngoài của bạch cầu trung tính. Một số loại xuất hiện dưới lớp biểu bì dày, lớp sừng do ảnh hưởng của các bệnh da liễu phổ biến như viêm nấm Candida, bệnh tiểu đường,…

Chúng có thể hình thành ở vùng lưng, ngực, mặt, nách. Chúng phát triển thành từng cụm nhỏ, gây viêm nhiễm một khu vực da. Thông thường, khi chuyển qua giai đoạn dậy thì sẽ xuất hiện nhiều, kèm theo nhọt và trứng cá trong một giai đoạn ngắn. Nhưng có thể trị dứt điểm nếu áp dụng đúng cách hút mủ mụn nhọt cho da.

>>> Xem ngay: Mụn Nhọt: Nguyên Nhân, triệu chứng Và Cách Điều Trị Lành Tính Cho Da

Mụn mủ có bao nhiêu loại?

Loại mụn này được phân chia thành những nhóm khác nhau dựa theo tính chất màu sắc của dịch mủ và vị trí hình thành của mụn.

Dựa trên màu sắc của dịch nhầy

  • Mụn mủ trắng: thường là thể ban đầu hoặc do tích tụ ít vi khuẩn hơn của mụn. Không gây sưng hay viêm, cảm giác đau nhẹ.
  • Mụn mủ vàng: do lượng nội tiết tố và chất độc trong cơ thể nhiều lên, tiết ra và tích tụ cùng với mồ hôi tại điểm sưng viêm. Khiến dịch mủ từ màu trắng chuyển sang vàng. Ngoài ra, nó cũng có thể xuất hiện từ ban đầu do tính chất tế bào biểu bì da theo cơ địa của mỗi người.

Dựa theo vị trí trên cơ thể, gồm các loại chính:

  • Mụn mủ trên đầu: Một số trường hợp mụn mủ trẻ sơ sinh bị nổi trên đầu. Do một số nguyên nhân khách quan từ yếu tố bên ngoài như vệ sinh, thời tiết hoặc da chính làn da nhạy cảm của bé.
  • Mụn mủ ở bẹn, háng: Đây là vùng cơ quan thường xuyên chịu ảnh hưởng của các loại mụn khác nhau. Đặc biệt mụn nội tiết, nhọt và mủ. Các nốt sưng đỏ có mủ thường có kích thước tương đối lớn. Và rất khó nặn mụn mủ một cách an toàn.
  • Mụn mủ ở nách: Nách là nơi có lượng tế bào nang lông bị viêm nhiễm nhiều, do thói quen nhổ, cạo, wax lông thường xuyên. Thậm chí một số khả năng gây chảy máu vùng da, xuất hiện cụm mụn với tốc độ lan nhanh đáng kể.

Ngoài ra, còn một số loại khác, tương đối lành tính hơn và có khả năng tái phát thấp. Dù vậy, đối với bất kỳ loại nào, vẫn nên có cách trị mụn phù hợp.

6 Nguyên nhân gây mụn mủ

Hầu hết, chúng được tạo thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, gây hại trên da của nhiều đối tượng, một số lý do thường gặp là:

Không đúng cách khi vệ sinh da 

Lối suy nghĩ thiếu khoa học, chỉ cần rửa mặt bằng nước sinh hoạt thông thường, không cần tẩy trang hay sữa rửa mặt đủ để loại bỏ bụi bẩn. Tuy nhiên, đối với các làn da hỗn hợp, nhạy cảm hoặc sống trong môi trường khói bụi, vi khuẩn, ô nhiễm nguồn nước, thì tư duy này hết sức sai lầm. Số lượng bã nhờn, vi khuẩn tích tụ ngày càng nhiều ở nang lông, gây ra mụn.

Mất cân bằng hormone

Là nguyên nhân hàng đầu và chủ yếu dẫn mụn có mủ trắng. Rối loạn nội tiết, kích thích tuyến nhờn hoạt động quá mức cân bằng. Làm tế bào trên da không kịp đào thải, tích tụ gây mụn.

Thường gặp ở các đối tượng sau đây: Nam, nữ ở giai đoạn dậy thì, phụ nữ mang thai, cho con bú, đang trong chu kỳ kinh nguyệt, mãn kinh và tiền mãn kinh. .

Sử dụng mỹ phẩm thiếu an toàn

Khi sai sót trong khâu lựa chọn mỹ phẩm phù hợp cho da, không chú ý đến thành phần kích ứng, nguồn gốc và hạn sử dụng.

Thiếu hiểu biết, chủ quan, sử dụng các sản phẩm chăm sóc da được quảng cáo với công dụng thần thánh. Thì một phần không trị sưng đỏ có mủ hiệu quả mà còn gây viêm và sạm cho da.

Chế độ ăn uống không khoa học

Cơ thể khỏe mạnh, làn da đương nhiên sẽ trẻ đẹp. Việc tiêu thụ nhiều thức ăn dầu mỡ, cay nóng, nhiều đường chuyển hóa no, gia vị,… khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn, không thể đào thải kịp thời lượng vi khuẩn và chất độc hại, gây ra loại mụn khó chịu này.

Yếu tố di truyền

Nếu có thành viên trong gia đình từng bị viêm da mụn, mụn xuất hiện nhiều và liên tục. Thì nguy cơ mắc mun mu, mụn trứng cá, mụn nội tiết rất cao.

Chế độ sinh hoạt không hợp lý

Thường xuyên sử dụng điện thoại, máy tính, thức khuya, sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe. Thiếu vận động, không tham gia vào các hoạt động ngoài trời bổ ích hoặc một số môn thể thao khác để hỗ trợ quá trình trao đổi chất.

Triệu chứng xuất hiện mụn mủ

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo sự hình thành mụn mủ trên cơ thể:

  • Vùng da bị mụn nóng lên bất thường, ngứa và sưng.
  • Vùng mụn đầu đen, đầu trắng sau lần nặn đầu tiên. Sẽ xuất hiện dấu hiệu cứng, đau rát, nguy cơ tái phát dưới dạng mụn mủ rất cao.
  • Chúng xuất hiện thường kèm sốt nhẹ, mệt mỏi trong người.
  • Da xuất hiện cảm giác bết dính, tiết nhiều dầu và nhờn hơn.
  • Nếu nghiêm trọng, có thể xuất hiện nôn mửa và tiêu chảy cấp tính.
  • Khi vệ sinh vùng da, có lớp sừng và biểu bì chết bỏng nhẹ, tấy đỏ. Thì đây dấu hiệu hình thành mụn nội tiết hoặc mun mủ.

2 Cách trị mụn mủ nhanh chóng

Mụn có mủ có thể được điều trị ở nhà hoặc đến các phòng khám da liễu tin cậy. Nhưng đâu mới là cách trị nhanh chóng và hiệu quả nhất để có thể áp dụng. Sau đây là một số cách trị mụn mủ sưng đỏ có mủ được tổng hợp chi tiết:

Điều trị mụn mủ tại nhà

  • Sử dụng tỏi có các thành phần kháng viêm tự nhiên cho da. Có khả năng chống oxy hóa, hạn chế gây mụn có mủ, ngăn ngừa lão hóa da.
  • Sử dụng lá trà xanh, chứa enzyme kháng khuẩn, phổ biến cho việc điều trị.
  • Trị mụn mủ bằng củ nghệ tươi: Sau khi hút mủ mụn nhọt, có thể sử dụng chất curcumin trong nghệ. Để ức chế sự tích tụ tế bào chết ở nang lông. Đồng thời giúp phục hồi vết thương vùng da bị sưng viêm.
  • Nên ăn uống hợp lí, bổ sung các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như đạm, vitamin, chất khoáng,… Hạn chế các loại đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, gây tích nhiệt, dẫn đến mụn.

Sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của của bác sĩ

Khi loại mụn bắt đầu có dấu hiệu nặng hơn, xuất hiện lặp lại liên tục. Thì cách xử lý mụn mủ là nên đến bệnh viện hoặc phòng khám da liễu. Để nhận được sự tư vấn về cách chăm sóc da được hiệu quả.

  • Thuốc bôi trị mụn mủ: Thường bao gồm các hoạt chất như benzoyl peroxide, BHA, AHA, retinol, dầu tràm và một hàm lượng nhỏ lưu huỳnh. Có tác dụng chung trong việc thẩm thấu vào bên sau tế bào da. Giúp tiêu diệt nhân mụn và giảm thiểu chất nhầy, giảm sưng mủ.
  • Thuốc uống trị mụn mủ: Bao gồm một số loại phổ biến là isotretinoin, thuốc tránh thai, hoặc thực phẩm chức năng có chứa omega 3. Tất cả có tác dụng làm giảm khả năng hoạt động của androgen. Giúp hạn chế sự tăng tiết nhờn và làm mát cơ thể.

Có thể sử dụng thuốc bôi có chứa hàm lượng nhẹ hơn. Để áp dụng cho trường hợp trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ trên đầu.

4 Lưu ý khi chăm sóc da

  • Luôn vệ sinh vùng da sạch sẽ, chọn sản phẩm rửa mặt dịu nhẹ. Không gây kích ứng da, hạn chế trang điểm.
  • Hạn chế sờ lên vùng da bị mụn. Không tự ý nặn bằng tay không, phải sát trùng kỹ lưỡng.
  • Khi sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ. Không kết hợp sử dụng cùng các loại thuốc khác khi không có đơn kê của bác sĩ.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím.

Trên đây là toàn bộ kiến thức cần biết về mụn mủ: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị. Để có một làn da khỏe đẹp, cần sử dụng những phương pháp điều trị thích hợp. Chăm sóc da ngay bây giờ để ngăn ngừa nguy cơ bị viêm nhiễm do mụn gây ra. Sẽ giúp hỗ trợ trẻ hóa làn da.

Top10lamdep.com

Bài trướcMụn Nhọt: Nguyên Nhân, triệu chứng Và Cách Điều Trị Lành Tính Cho Da
Bài tiếp theoSẹo mụn: nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị AN TOÀN tại nhà