Mụn ở mông: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tại nhà

1638

Mụn nhọt là hiện tượng thường gặp ở bất cứ ai. Mụn thường xuất hiện ở da mặt, vùng lưng. Tuy nhiên có 1 số trường hợp mụn nhọt mọc ở vị trí đặc biệt như mọc mụn ở mông. Nổi mụn nhọt ở mông không làm ảnh hưởng đến vẻ bên ngoài nhưng lại gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt cho khổ chủ. Trong bài viết này chung tôi sẽ cung cấp thông tin về mụn ở mông: nguyên nhân, triệu chứng và những điều cần lưu ý để có thể trị dứt điểm mụn ở mông hiệu quả.

Tổng quan về mụn ở mông

Mụn ở mông (hay thường gọi là nhọt) thường là loại mụn mủ to. Bên trong bọc mụn có nhân màu trắng hoặc dịch lỏng màu vàng nhạt. Xung quanh phần nhân thường sưng to và tấy đỏ.

Khi mới xuất hiện, mụn nhỏ có dạng ban đỏ. Sau 1 đến 2 ngày, mủ bên trong hình thành, gọi là nhân mụn. Mụn nhọt ở mông sưng to gây cảm giác đau nhức, châm chích . Đặc biệt là khi người bệnh di chuyển, tì đè vào vùng bị mụn. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp sẽ gây tình trạng áp xe, viêm nhiễm, thậm chí nhiễm trùng.

Một số trường hợp, khổ chủ bị mụn ở mông ở dạng giống như mụn trứng cá thông thường. Mụn nhỏ nhưng mọc lan khắp vùng da. Loại mụn này hầu như không gây ra rắc rối gì cho người bị. Tuy nhiên nếu bị mụn ở mông thì khổ chủ khó lòng mà diện được những bộ bikini nóng bỏng. Hơn thế nữa, nếu không loại bỏ sớm các nhân mụn còn có thể gây viêm da, viêm lỗ chân lông khiến khổ chủ thường xuyên ngứa ngáy, khó chịu.

>>> Xem ngay: Mụn đầu trắng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị HỮU HIỆU

Mụn ở mông là gì?

Mụn ở mông là khối u nhỏ (mụn li ti hoặc to như hạt đỗ đen, 1 số u nhọt có thể to bất thường lên đến 3cm) nổi lên trên bề mặt da ở vòng ba. Theo các giáo sư da liễu: hầu hết mụn ở mông thường là các loại mụn trứng cá, xuất hiện dưới dạng mụn mủ đầu trắng và viêm. Tuy nhiên, phổ biến hơn là tình trạng xuất hiện các đốm đỏ trên da hay còn gọi là viêm nang lông, nhiễm trùng nang lông.

Mụn ở mông có mấy loại?

Mụn ở mông có nhiều loại nhưng trên thực tế, chúng ta thường bị những loại mụn sau:

  • Mụn cám, mụn đầu đen thông thường
  • Mụn viêm chân lông dạng ban đỏ, khi sờ có độ sần sùi
  • Mụn nhọt, mụn bọc
  • Nhọt cụm, nhọt chùm hay còn gọi là áp xe

Nguyên nhân chính gây mụn

Da mông cũng giống như những vùng da khác trên cơ thể, nó cũng cần được hô hấp. Tuy nhiên trong quá trình sinh hoạt, da bị che kín bởi quần áo, cộng thêm mồ hôi, các tế bào da chết khiến cho da ở mông khó lòng được khô thoáng. Tất cả những điều này đã tạo nên môi trường thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập tạo nên các nốt viêm, mụn nhọt.

Nội tiết tố bên trong cơ thể cũng là một trong những lý do khiến mụn nhọt ở mông xuất hiện. Bởi vậy khi mang thai hay đến kỳ kinh nguyệt, độ tuổi mãn kinh chị em phụ nữ thường xuyên gặp phải vấn đề này. Ở một số người, do chức năng giải độc của gan kém, nên độc đố không được đào thải qua hệ bài tiết mà phát ra thành các nốt mụn viêm.

Ngoài ra, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ cũng là nguyên nhân gây mụn nhọt. Việc thường xuyên ăn những đồ cay nóng, sử dụng chất kích thích như bia rượu, cafe cũng là yếu tố thuận lợi cho mọc mụn ở vị trí nhạy cảm. Thức đêm, ngủ không đủ giấc cũng góp phần gây ra các vết mụn trên vòng ba.

Triệu chứng nhận biết mụn ở mông

Mụn trứng cá ở mông cũng giống như triệu chứng khi bị trứng cá ở lưng, tay. Mụn mọc li ti có đầu đen tương đối dễ nhìn thấy bằng mắt thường. Khi nặn có nhân trắng bên trong mụn.

Tương tự với mụn trứng cá, mụn viêm chân lông cũng mọc li ti trên diện rộng ở vùng da mông. Loại mụn này có dạng ban đỏ, đóng vảy sần sùi. Khi nặn không có nhân mụn và lan nhanh rộng hơn mụn cám.

So với hai loại mụn trên thì mụn nhọt và nhọt chùm thường có dấu hiệu rõ rệt hơn rất nhiều. Ban đầu, mụn hình thành dưới dạng vết đỏ trên da. Người bệnh có cảm giác hơi nhức ở vùng đỏ. Sau đó vết đỏ sưng to dần và mưng mủ bên trong khiến người bị mụn đau nhức nặng hơn. Với tình trạng, người bệnh bị nhọt cụm (mụn mủ có nhiều đầu mụn, nhân mụn có chân bám sau trong da), người bệnh có thể bị đau mạnh và bị sốt.

Cách chữa mụn nhọt ở mông hiệu quả

Mụn ở mông tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe những cùng làm người bệnh gặp phải nhiều vấn đề. Chị em khi bị mụn cám, viêm chân lông ở vòng ba sẽ cảm thấy thiếu tự tin. Với trường hợp mụn mủ còn gây đau nhức, khó khăn trong di chuyển, sinh hoạt. Đặc biệt khi nặn mụn nhọt ở mông không đúng cách có thể dẫn tới bị viêm nhiễm. Một số bệnh nhân biến chứng thành nhọt chùm có chiều hướng chuyển biến thành ổ viêm, áp xe gây đau nhức nặng. Một số còn bị sốt rét phải nhập viện điều trị.

Điều trị mụn mông tuy đơn giản nhưng lại dễ gây biến chứng nặng hơn nếu không chữa đúng phương pháp. Và thực tế là không phải ai cũng nắm rõ tất cả các cách trị mụn ở mông hiệu quả. Bởi vậy chúng tôi sẽ liệt kê một số cách trị mụn nhọt ở mông để bạn đọc có thể tham khảo.

Sử dụng nha đam

Mụn thâm ở mông tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng hiếm khi bị lộ ra ngoài. Nhưng đôi khi cũng khiến chị em xấu hổ khi diện những bộ đồ bơi sexy. Bởi vậy rất nhiều chị em đã truyền nhau cách trị mụn thâm ở mông bằng nha đam hiệu quả ngay tại nhà.

Các vitamin, khoáng chất có trong nha đam không chỉ có tác dụng làm mờ thâm nhanh và còn khiến làn da mịn màng, mọng nước. Nhờ đó làn da sần sùi được cải thiện hoàn toàn, da trắng mịn lên rõ rệt. Bởi vậy không chỉ dùng riêng cho vòng ba, chị em có thể thoa nha đam trên toàn bộ vùng da body để làn da đều màu hơn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 3-5 bẹ nha đam tươi, 1 muỗng cafe nước cốt chanh.

Cách thực hiện

  • Nha đam đem rửa sạch bằng nước muối loãng, loại bỏ vỏ. Phần thịt nha đam đem xay nhuyễn.
  • Đổ nha đam ra bát, thêm 1 thìa nước cốt chanh rồi trộn đều
  • Sau khi tắm sạch, lau khô phần mông bằng khăn mềm.
  • Thoa hỗn hợp nha đam nước cốt chanh lên những vùng mông
  • Để mặt nạ trên da khoảng 10-15 phút
  • Rửa lại da bằng nước ấm, lau khô và dùng thêm kem dưỡng thể để tăng hiệu quả.

Chỉ cần kiên trì áp dụng 3-4 lần/tuần vết thâm trên mông giảm thiểu rõ rệt, làn da trắng đều lên trông thấy.

Sử dụng búp táo

Trong dân gian có lưu truyền bài thuốc trị mụn nhọt ở mông hiệu nghiệm từ cây táo. Phương pháp này an toàn và mang lại hiệu quả nên bạn có thể tham khảo:

Nguyên liệu cần có: 10-15 búp táo dại, 10 hạt muối trắng

Cách thực hiện

  • Rửa sạch búp táo bằng nước muối
  • Giã nát rồi trộn cùng muối hạt
  • Vệ sinh, khử trùng vùng bị mụn
  • Đắp hỗn hợp vừa trộn lên vết mụn. Dùng băng gạc băng lại
  • Thay băng 3 lần 1 ngày
  • Khi mụn vỡ vệ sinh sạch sẽ bằng thuốc khử trùng. Có thể lặn đẩy mủ ra ngoài để mụn nhanh khỏi hơn.

Với những đầu mụn nhỏ, ít mủ thì cách này tương đối hiệu quả, lành tính. Mụn sẽ xẹp đi trong khoảng 2-3 ngày.

Cách nặn mụn nhọt ở mông

Đối với mụn bọc, mụn mủ bạn cần loại bỏ hoàn toàn phần nhân mụn ra ngoài để tránh tình trạng mụn bị áp xe, nhiễm trùng. Việc nặn nhân mụn nhọt phải đảm bảo vệ sinh, an toàn.

Lưu ý: nặn mụn khi mụn chín (mụn có nhân trắng, nhìn rõ đầu mụn)

Các dụng cụ cần chuẩn bị để nặn mụn tại nhà: Bông băng, cồn hoặc thuốc sát trùng vết thương

Cách thực hiện

  • Rửa thật sạch tay và vùng bị mụn. Lau khô và sát trùng khử khuẩn bằng cồn/thuốc sát trùng.
  • Tiến hành nặn mụn giống như nặn mụn trứng cá thông thường. Dùng lực ngón tay đẩy toàn bộ nhân mụn ra ngoài.
  • Khi lấy hết phần mủ ra, rửa vết thương bằng nước sát trùng, sau đó băng lại để tránh nhiễm trùng.
  • Bôi thêm kem liền sẹo để ngăn ngừa sẹo mụn.

Với trường hợp mụn nhọt nhỏ ở mông, bạn có thể thực hiện nặn mụn tại nhà. Tuy nhiên với mụn viêm chùm, nhiều đầu, mụn bọc to đau nhức nặng hoặc người bị gai gai sốt hay sốt rét khi lên nhọt, cần đến bệnh viện để khám và điều trị. Việc để mụn quá lâu mà không được chữa trị có thể gây áp xe, nhiễm trùng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Trên đây là tất cả thông tin về mụn ở mông và cách trị mụn mông mà chúng tôi tổng hợp. Hy vọng quý bạn đọc có thể biết được cách phòng tránh mụn và điều trị mụn đúng cách, an toàn, hiệu quả.

Top10lamdep.com

Bài trướcMụn đầu trắng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị HỮU HIỆU
Bài tiếp theoMụn Nội Tiết: Nguyên Nhân,Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Triệt Để