Tia UV là gì? Tác hại của tia UV đối với làn da của bạn

1660

Chúng ta thường hay nghe nói trong ánh nắng mặt trời chứa tia UV gây hại cho da. Nhưng có ai đã thực sự hiểu Tia UV là gì? Tác hại của tia UV đối với làn da như thế nào? Hôm nay, Top 10 làm đẹp sẽ cùng với các bạn tìm hiểu về vấn đề này nhé!

I. TIA UV LÀ GÌ?

  • Tia UV còn gọi là tia tử ngoại, tia cực tím. Là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy. Nhưng bước sóng lại dài hơn của tia X. Phổ của tia cực tím có thể chia ra thành 2 vùng tia:

+ Vùng tử ngoại gần (có bước sóng từ 380 – 200 nm)

+ Vùng tử ngoại xạ hay còn gọi là vùng tử ngoại chân không (có bước sóng từ 200 – 10 nm).

"<yoastmark

  • Khi xét về ảnh hưởng của tia UV với sức khỏe con người, tia UV được chia thành 3 loại:

+ Tia UVA (hay còn gọi là sóng dài, ánh sáng đen) có bước sóng từ 380 – 315 nm. Tia UVA có tỉ lệ nhiều nhất chiếm tới 97% lượng tia. Không bị lớp ozon hấp thụ, có thể nhìn thấy đối với chim, côn trùng và cá.

+ Tia UVB ( hay còn gọi là sóng trung) có bước sóng từ 315 – 280 nm. Bị lớp ozon hấp thụ phần lớn.

+ Tia UVC ( hay còn gọi là sóng ngắn hay sóng có tính tiệt trùng) có bước sóng ngắn hơn 280 nm. Bị lớp ozon và khí quyển hấp thụ hoàn toàn.

II. TÁC HẠI CỦA TIA UV ĐỐI VỚI DA

Nếu bạn đã hiểu tia UV là gì rồi? Thì tác hại của Tia UV là làm gây đứt gãy các liên kết giữa các phân tử. Làm đột biến cấu trúc DNA và RNA trong nhân tế bào. Tia UV gây ung thư các dạng như u hắc tố, ung thư liên bào đáy, u tế bào vảy, u tuyến bã…

Ngoài ra nếu tiếp xúc quá nhiều với tia UV sẽ gây hại đến hệ thống miễn dịch của cơ thể.

1. Tia UVA

  • Có thể xuyên qua mây mù, không khí, gây lão hóa da, gây vết nhăn vết nám.
  • Tia UVA có thể đi qua giác mạc của mắt, đi vào thủy tinh thể hoặc võng mạc ở bên trong mắt. Tiếp xúc quá lâu với tia này sẽ dẫn đến hiện tượng đục nhân mắt hay thoái hóa hoàng điểm.
  • Tia UVA xuyên sâu dưới da làm lão hóa da, nhăn da.
Tác hại của tia UV đối với da - ảnh: internet
Tác hại của tia UV đối với da – ảnh: internet

2. Tia UVB

  • Có khả năng xuyên một phần qua ozon và khí quyển, gây say nắng.
  • Tác động mạnh lên da làm đen da, làm da bị cháy nắng, nám, tàn nhang, gây kích ứng da.
  • Nếu tiếp xúc với cường độ cao, tia UVB sẽ ảnh hưởng đến lớp đáy tầng biểu bì sinh ra các tế bào hỏng. Khi các tế bào này cùng liên kết lại sẽ tạo này khối u và gây ung thư da.

3. Tia UVC

  • Tia UVC có năng lượng cao nhất. Tia UVC là ” kẻ hủy diệt” gây hại nghiêm trọng đến làn da và mắt.
  • Nhưng cũng may là tia này đã bị tầng ozon và bầu khí quyển ngăn chặn gần như toàn bộ tia này chiếu xuống mặt đất.

Chỉ số gây hại của tia UV

  • Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), chỉ số UV dao động từ 0 – 2 được xem là thấp, từ 8 – 10 có thời gian gây bỏng là 25 phút.
  • Còn đối với chỉ số UV từ 11 trở lên được xem là cực kỳ cao, rất nguy hiểm. Có nguy cơ làm tổn thương da, mắt bị bỏng nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong 15 phút mà không được bảo vệ.

III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỐNG TIA UV HIỆU QUẢ

1. Đeo khẩu trang

Khẩu trang chống tia UV - ảnh: internet
Khẩu trang chống tia UV – ảnh: internet
  • Khẩu trang chống tia UV có khả năng bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời đến 96%.
  • Được làm bằng chất liệu vải, mỏng nhẹ, mềm mại và thấm hút mồ hôi, rất thoải mái khi sử dụng.
  • Khẩu trang che rộng đến tai, bao phủ đến dưới cằm và cổ. Giúp chống nắng tuyệt đối thích hợp sử dụng khi lái xe, hoạt động ngoài trời.
  • Ngăn ngừa nám, sạm da và cháy nắng. Ngoài ra, nó còn có khả năng bảo vệ bạn khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, khói bụi, ô nhiễm từ môi trường…

2. Mặc áo chống  tia UV

Áo chống tia UV Uniqlo của Nhật:

  • Thành phần: 75% Polyester, 13% Spandex, 12% Cupro, đây là các chất liệu có khả năng cản tia UV tốt, và điều hòa cơ thể.
  • Có khả năng chống nắng với chỉ số SPF 50+ lại vừa mát mẻ khi mặc, không gây bí, hầm nóng.
Áo chống tia UV - ảnh: internet
Áo chống tia UV – ảnh: internet

Áo chống tia UV100

  • Thành phần: 100% Polyester
  • Chống nắng với chỉ số UPF là 61, có khả năng chống nắng tới gần 100%.
  • Áo chống nắng UV100 có phần cổ được may khá cao và có kèm theo mũ đội giúp che nắng tốt.
  • Phần tay áo được may dài và có thêm phần giúp che nắng khắp cả bàn tay.

3. Dùng dù

  • Được thiết kế gồm 2 lớp may bằng loại vải sợi polyester cho khả năng ngăn ánh sáng và chịu nhiệt tốt.
Sử dụng dù chống tia UV - ảnh: internet
Sử dụng dù chống tia UV – ảnh: internet
  • Đồng thời, được phủ chống nắng bằng nhựa đen của L.R.C cho hiệu quả ngăn chặn tốt bước sóng 320-420nm từ tia UVA đến 99%.Với chỉ số chống nắng là UPF50+.
  • Chống thấm nước cực kì tốt, kết cấu bền bỉ, linh hoạt, mẫu mã thời trang.
  • Không gian dưới ô được làm mát tạo sự thoải mái và dễ chịu hơn cho người dùng ngay cả khi sử dụng dưới trời nắng gắt.

4. Sử dụng găng tay

Găng tay chống tia UV - ảnh: internet
Găng tay chống tia UV – ảnh: internet
  • Được sản xuất từ chất liệu vải tự nhiên, mềm mịn, thấm hút tốt.
  • Găng tay chống tia UV giúp tản nhiệt và làm mát da hiệu quả.
  • Cộng với lớp vải dày giúp bảo vệ da gần như tuyệt đối dưới ảnh hưởng trực tiếp của tia nắng mặt trời. Khả năng chống nắng lên tới 96%.
  • Lòng bàn tay được thiết kế có khả năng chống trơn trượt, phù hợp với những người thường xuyên chạy xa máy ngoài trời.
  • Mẫu mã, màu sắc đa dạng đáp ứng tất cả nhu cầu của khách hàng.

5. Đeo kính

Đeo kính chống tia UV - ảnh: internet
Đeo kính chống tia UV – ảnh: internet
  • Đeo kính chống tia UV giúp bảo vệ cho mắt trước tác hại của ánh nắng mặt trời.
  • Mua kính loại nào cũng được, nhưng phải mau ở các nhãn hiệu uy tín. Kính phải cản được 99-100% tia tử ngoại UVA và UVB.
  • Chức năng ngăn chặn tia UV của kính là do một loại hoá chất vô sắc được tráng lên mặt kính, không phải là màu sắc hoặc độ đậm nhạt của mặt kính.

6. Đội nón/ mũ

Tia UV là gì? Sử dụng nón chống tia UV - ảnh: internet
Tia UV là gì? Sử dụng nón chống tia UV – ảnh: internet
  • Bạn nên sử dụng nón có vành to là lý tưởng nhất, vì nó bảo vệ được cổ, tai, mắt, trán, mũi, và da đầu.
  • Nón lưỡi trai bảo vệ mặt và đầu, nhưng không thể bảo vệ phía sau cổ và tai; đây là những vùng bệnh ung thư thường phát triển.

7. Dùng viên uống chống nắng

Một sản phẩm nhằm thay thế kem chống nắng đó là viên uống chống nắng. Viên uống chống nắng không phải là thuốc điều trị, có thành phần chính là polypodium leucotomos, một chiết xuất của cây dương xỉ vùng Trung Mỹ. Các nghiên cứu đã chứng tỏ rằng chiết xuất dương xỉ làm tăng thời gian chịu đựng chống bỏng của da khi tiếp xúc với tia cực tím (UV). Ngoài ra, polypodium leucotomos có thể làm giảm độ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời ở những người bị phát ban ngứa khi da tiếp xúc với ánh nắng. Các chất chống ôxy hóa khác có trong viên uống chống nắng như chiết xuất trà xanh, lựu đỏ, nghệ, lô hội, cacao; tổ hợp carotenoid, vitamin A, B2, D, C, E và các khoáng chất selenium, canxi, kẽm, vừa có tác dụng chống nắng và giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh.

Viên uống chống nắng - ảnh: internet
Viên uống chống nắng – ảnh: internet
  • Giúp bổ sung các chất chống oxy hóa cho cơ thể cũng như: trung hòa gốc tự do, sửa chữa DNA bị hư hại, phòng ngừa ung thư da và chống lão hóa da hiệu quả.

8. Sử dụng kem chống nắng – cách bảo vệ da tốt nhất

  • Hàng ngày trước khi ra đường các bạn nên bôi kem chống nắng tốt, vì đây là cách bảo vệ da trực tiếp nhất.
Kem chống nắng - ảnh: internet
Kem chống nắng – ảnh: internet
  • SPF là chỉ số chống tia UVB, chỉ số càng cao  thì khả năng chống tia UVB càng mạnh mẽ. PA là chỉ số cho biết khả năng chống nắng. Số cộng của chỉ số này càng nhiều thì khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA càng lớn. Bạn có thể chọn các sản phẩm có chỉ số PA+++ đến PA++++ để bảo vệ da tốt nhất.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng nên lựa chọn loại kem chống nắng phù hợp với làn da để tránh bị dị ứng.

IV. TUÂN THỦ CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ DA

Bổ sung dinh dưỡng cho da - ảnh: internet
Bổ sung dinh dưỡng cho da – ảnh: internet
  • Ăn uống đủ chất, chú ý bổ sung các chất chống oxy hóa có trong thực phẩm (cam quýt, trà xanh, cà rốt, và ớt chuông đỏ,…)
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào giờ cao điểm từ 11h – 14h.
  • Hạn chế tiếp xúc với các nguồn bức xạ nhân tạo (ánh sáng từ màn hình máy tính, điện thoại),….
  • Sử dụng các tấm phim cách nhiệt cho cửa kính trong phòng, trong xe ô tô,…..

Xem thêm: Top 10 kem chống nắng tốt nhất 2021 khuyên dùng

Các tác hại của tia UV đối với sức khỏe con người vô cùng nghiêm trọng. Chúng ta cần có sự hiểu biết để bảo vệ da khỏi các tác hại của tia UV. Thông qua bài viết này, Top 10 Làm Đẹp hi vọng các bạn đã bổ sung thêm cho mình những kiến thức đầy đủ nhất về tia UV là gì? Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đồng hành cùng Top 10 làm đẹp.

Theo Huyền Minhon

Bài trướcTại sao phải dùng kem chống nắng?
Bài tiếp theoNên sử dụng kem chống nắng vật lý hay hoá học?