Mụn bọc có thể lây lan trên toàn khuôn mặt, để lại nhiều vết thâm, sẹo và có thể tái phát nhiều lần. Nếu không được điều trị đúng cách, mụn có thể gây ảnh hưởng đến thần kinh, nhiễm khuẩn đường máu rất nguy hiểm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị đơn giản tại nhà nhé!
Những thông tin cần biết về mụn bọc
Mụn bọc là gì?
Mụn bọc là một biến thể nặng của mụn trứng cá khi không được điều trị đúng cách. Đây là loại mụn cứng, có kích thước lớn hơn nhiều so với các loại mụn thông thường khác.
Mụn thường tập trung tại một vị trí hoặc có thể lây lan xung quanh tạo thành nhiều mảng lớn tại các khu vực mặt, cổ, ngực, lưng, thậm chí là mông.Mụn bọc ở mũi, cằm và trên má là những vị trí dễ gây tổn thương và khó chịu nhất.
Loại mụn này thường xuất hiện nhiều ở độ tuổi dậy thì. Bởi đây là giai đoạn nội tiết tố thay đổi và hoạt động mạnh nhất. Ngoài ra, trẻ em và phụ nữ tiền mãn kinh cũng có nguy cơ bị.
>>> Xem ngay: Mụn Cóc: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị HIỆU QUẢ
5 Mụn bọc thường gặp và triệu chứng
Trên thực tế, loại mụn xuất hiện với rất nhiều loại khác nhau. Bạn có thể bị mọc một hoặc nhiều loại cùng lúc.
Mụn bọc không đầu
Hay có tên gọi khác là mụn bọc không nhân, đây là một dạng của mụn viêm. Loại mụn này thường xuất hiện thành từng cục to, nổi cộm trên da nhưng không có đầu trắng.
Khi mới hình thành, loại mụn khá cứng đi kèm với cảm giác đau hoặc ngứa nhẹ. Khi mụn mềm đi, mủ sẽ tích tụ vào phía trong. Khi mụn chín, bọc mủ nằm bên trong lên nhân mủ gây nên tình trạng viêm nhiễm và lây lan sang các vùng lân cận của da.
Với đặc điểm không nổi đầu trắng lên trên bề mặt da nên quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, nhân mụn nằm sâu dưới lớp biểu bì da và nang lông nên dễ gây tổn thương cho các tế bào nằm dưới da nên việc mắc phải mụn thâm, sẹo rỗ là điều khó tránh khỏ.
Mụn bọc trắng
Trái với mụn bọc không đầu, loại mụn này thường có phần nhân mụn và đầu mụn màu trắng. Loại mụn này thường nổi cộm trên da nhưng không gây sưng tấy và bọc mủ của mụn rất dễ vỡ khi chịu sự tác động.
Mụn bọc bị chai
Sau một thời gian dài xuất hiện, các nốt mụn thường tự đẩy nhân mụn ra ngoài. Tuy nhiên, với một số trường hợp nhân mụn bị khô cứng, chai lì nằm ẩn dưới bề mặt da tạo thành dạng mụn bị chai.
Chúng được xem là dạng nặng của mụn viêm. Tồn tại càng lâu, màu sắc của mụn càng trở nên đậm hơn.
Mụn bọc máu
Đây là loại mụn rất phổ biến ở lứa tuổi dậy thì. Chúng thường có đường kính lớn, có mủ và đầu nhân mụn là dịch máu. Mụn này thường gây đau rát, nổi mẩn đỏ khó chịu, dễ lây lan đến các vùng da xung quanh nếu không được chăm sóc đúng cách.
Mụn bọc mủ
Mụn bọc mủ (bọc mủ) là loại mụn có kích thước lớn hơn mụn đầu trắng và mụn đầu đen, bên trong có chứa các dịch mủ màu vàng.
Thông thường, loại mụn này xuất hiện trên da dưới dạng mụn trắng, được bao quanh bởi các vùng da đỏ, trông rất giống với mụn nhọt nhưng chúng sẽ còn phát triển với kích thước lớn hơn.
Mụn mủ và mụn đầu trắng là hai loại phổ biến nhất của mụn bọc. Khi loại mụn này phát triển lâu dài, nó có thể gây nên các dạng nghiêm trọng hơn như mụn bọc bị chai.
Các loại mụn bọc khác nhau đòi hỏi phải có các phương pháp điều trị khác nhau. Việc xác định đúng nguyên nhân và phương pháp điều trị cho từng loại là chìa khóa để điều trị mụn bọc thành công.
4 Nguyên nhân gây ra mụn bọc có thể bạn chưa biết
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng mụn bọc và được chia làm 2 loại: Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Trong đó nguyên nhân khách quan thường xuất phát từ chính cơ thể bạn như sự thay đổi nội tiết tố, da tiết nhiều bã nhờn,…
Ngược lại, nguyên nhân chủ quan gây ra mụn xuất phát từ thói quen sinh hoạt và chăm sóc da hàng ngày. Dưới đây là 4 nguyên nhân chính khiến bạn bị mụn bọc:
Rối loạn hormone
Rối loạn hormone trong cơ thể có thể xảy ra ở lứa tuổi dậy thì, lúc mang thai, cho con bú, phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai, phụ nữ có kinh nguyệt không đều,…
Rối loạn nội hormone có thể có hại cho sức khỏe, trong đó có ảnh hưởng đến làn da. Khi hormone trong cơ thể bị rối loạn sẽ kích thích tiết nhờn nhiều hơn, gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn P.acnes tấn công vào các tế bào gây nổi mụn.
Căng thẳng kéo dài
Tình trạng căng thẳng đến từ áp lực cuộc sống và công việc không chỉ khiến bạn mệt mỏi mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Cùng với đó, da dễ bị xuống cấp, thiếu sức sống, nhanh lão hóa. Sức đề kháng kém khiến da dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài như bụi bẩn, vi khuẩn,….Khi đã nhiễm khuẩn, mụn bọc dễ dàng xuất hiện.
Sinh hoạt không điều độ
Đây là tình trạng rất hay xảy ra ở lứa tuổi cấp 3, đại học và những người đi làm. Sinh hoạt không điều độ như thức khuya, ngủ ít, ăn uống không đúng bữa khiến da yếu đi, đẩy nhanh quá trình lão hóa, sức đề kháng giảm.
Nguyên nhân là do chế độ sinh hoạt không điều độ. Đã làm rối loạn nhịp sinh học của cơ thể. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tái tạo da.
Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh
Người trẻ hiện nay thường chuộng sử dụng các loại đồ ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng,… Những món này khiến da bị thiếu nước trầm trọng. Làm tăng quá trình hoạt động sản xuất bã nhờn nên dễ gây nên mụn bọc.
5 Cách điều trị mụn bọc tại nhà
Không nặn mụn bọc
Khi bị mụn, tuyệt đối không nên nặn và giữ gìn vệ sinh thật tốt cho da. Nhiều người nặn mụn để giảm mụn sưng tấy, nhưng điều này hoàn toàn sai lầm.
Nặn mụn có thể khiến tình trạng mụn tệ hơn và lâu lành hơn. Nếu nặn không đúng, mụn sau khi được nặn sẽ để lại sẹo lõm rất mất thẩm mỹ.
Chườm lạnh
Chườm lạnh cũng là cách trị mụn bọc sưng đỏ hiệu quả. Có thể giúp mụn giảm đau, giảm tình trạng sưng. Nên sử dụng khăn sạch bọc bên ngoài một viên đá lạnh và chườm lên vị trí mụn, không nên sử dụng đá trực tiếp.
Chăm sóc và bảo vệ da
Khi nổi mụn, da trở nên khá yếu. Vì vậy bạn cần phải chăm sóc và bảo vệ da thật tốt. Nên tẩy tế bào chết, rửa mặt đúng cách, đắp mặt nạ sạch sâu,… Khi ra đường nhớ bôi kem chống nắng và dùng khẩu trang để tránh các tác động từ môi trường.
Sử dụng thuốc và thực phẩm bổ sung
Nên gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn về các loại thuốc hoặc kem trị mụn bọc nên dùng để điều trị mụn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại thuốc như: Benzoyl peroxide, Axit salicylic,…
Sử dụng tinh dầu thiên nhiên
Tinh dầu thiên nhiên có thể sử dụng để điều trị loại mụn này. Bởi vì trong tinh dầu thiên nhiên có tính kháng khuẩn cao. Giúp chống lại và hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Chúng là nguyên nhân dẫn đến mụn bọc.
Mặt khác tinh dầu thiên nhiên có khả năng làm lành vết thương rất cao. Giúp thúc đẩy quá trình tái tạo da và phát triển khỏe mạnh.
Trên đây là tất cả thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị mụn bọc tại nhà mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích giúp bạn sớm nói lời tạm biệt mụn và sở hữu một làn da đẹp không tì vết!