Mụn Cóc: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị HIỆU QUẢ

1772

Mụn cóc được biết đến là loại mụn khó điều trị dứt điểm, thường mọc ở ngón tay, mu bàn chân hoặc thậm chí lan ra toàn cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Kiến thức chung về mụn cóc

Mụn cóc là gì?

Đây là bệnh lý về da do chủng virus Human Papilloma xâm nhập qua lớp biểu bì da khi một vùng da bị trầy, xước, hình thành nên những u trắng nhỏ như nốt sần, gọi là mụn cóc.

Thông thường chúng thường mọc ở vùng da hay tiếp xúc với tác nhân gây ô nhiễm, ánh sáng mặt trời như tay, chân, cổ,.. gây khó chịu và mất vẻ đẹp thẩm mỹ cho người bệnh tự ti, lẩn tránh. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời, chúng lan đi rất nhanh từ cơ quan này sang cơ quan khác, thậm chí truyền nhiễm sang người.

Loại mụn này phổ biến ở cả hai giới, ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng phần lớn trẻ em sẽ có xu hướng mắc cao hơn và khả năng chữa trị tốt hơn.

>>> Xem ngay: Mụn Cám: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ĐƠN GIẢN

Phân loại mụn cóc

Mụn cóc được phân loại dựa trên vị trí hình thành và hình dạng mụn, bao gồm:

Mụn thông thường

Xuất hiện chủ yếu ở bàn tay, móng tay, móng chân,… Loại mụn này có chấm nhỏ màu đen hoặc nâu, bị sần, rất dễ nhận biết. Xuất hiện do vết thương khi cắt móng tay hoặc cắn móng tay.

Mụn sợi mảnh

Phát triển ở mắt, mũi, miệng, có dạng sợi dài, mảnh, tăng lên rất nhanh về số lượng. Với bệnh nhân ung thư hoặc chữa trị HIV, hệ miễn dịch kém, không chống lại virus gây mụn cóc.

Mụn cóc lòng bàn chân

Hình thành ở lòng bàn chân do lớp biểu bì mô mọc ngược, tạo mảng cứng, gây cản trở quá trình di chuyển của người bệnh và dễ bị vỡ.

Mụn cóc phẳng

Những nốt nhỏ từ 1mm – 5mm , ít sần, sờ và kiểm tra thật kỹ mới nhận biết chính xác được.

Loại mụn này có xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, lây lan rất nhanh với số lượng lớn, có thể 10 – 20 mụn con, xếp chồng chéo hoặc thẳng hàng, gọi là Koebner.

Thời gian điều trị mất thời gian hơn do đặc điểm của nó.

Mụn sinh dục

Thường mọc ở bộ phận sinh dục hoặc quanh vùng hậu môn. Bệnh mụn cóc sinh dục là biểu hiện ban đầu để phát hiện bệnh sùi mào gà – bệnh lý lây do quan hệ tình dục không lành mạnh.

Tuy nhiên, nốt mụn nhanh chóng lan đến nhiều vùng da khá. Vì vậy cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị mụn cóc kịp thời.

3 Nguyên nhân bị mụn cóc

Một số lý do dẫn đến vấn đề xuất hiện mụn trên da:

  • Do virus HPV xâm nhập vào tế bào biểu bì mô qua các vết thương ngoài da không được xử lý kỹ, kích thích sản sinh tế bào bề mặt trên da, dẫn đến tình trạng mụn cóc xuất hiện.
  • Loại mụn này có khả năng lây truyền rất nhanh, từ cơ quan này đến cơ quan khác, giữa các cá thể người với nhau. Việc nặn mụn không đảm bảo an toàn và không đúng cách có thể dẫn đến hiện tượng lây lan của chúng.
  • Da ẩm ướt, thiếu khô ráo hoặc có vết xước thường trở nên nhạy cảm và dễ bị vi khuẩn xâm nhập và hình thành.

Triệu chứng nhận biết cơ thể có mụn cóc

Mỗi loại mụn đều có những dấu hiệu nhận biết đặc trưng. Loại mụn này cũng không phải là một ngoại lệ:

  • Gây cảm giác cho vùng da có nguy cơ mọc mụn.
  • Gây chảy máu ở trên mặt hoặc đầu của mụn.
  • Mụn cóc ở chân thường sưng và bị rộp đỏ.
  • Mụn cóc quanh móng tay, móng chân khiến vùng da đó bị nứt nẻ.
  • Mụn cóc có thể tự biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên phần lớn chúng vẫn tiếp tục phát triển và lan nhanh.
  • Vậy mụn cóc có nguy hiểm không? Chúng được nghiên cứu là loại u sùi lành tính. Không nguy hiểm nếu chữa đúng cách.

Đối tượng có nguy cơ bị mụn cóc

  • Độ tuổi: Trẻ em và thiếu niên thường mọc mụn cóc ở tay và chân.
  • Sức đề kháng của cơ thể: Những người mắc một số bệnh lý nguy hiểm khác như HIV/AIDS, ung thư,.. rất dễ xuất hiện.
  • Đối tượng có thói quen hằng ngày không tốt: Không mang dép nơi công cộng, để bàn chân bị ướt thường xuyên. Dùng chung khăn, hoặc các đồ dùng cá nhân khác của bệnh nhân có mụn cóc. Hay cắn móng tay, mang giày chật.

Cách chẩn đoán mụn cóc

Là bệnh da liễu phổ biến và có thể được chẩn đoán bằng một số phương pháp dưới đây:

  • Xét nghiệm tổng quát cho da
  • Kiểm tra các vùng bị tổn thương
  • Lấy mẫu xét nghiệm từ một vùng da bị tổn thương bằng dụng cụ y tế chuyên dụng. Sau đó kiểm tra dấu hiệu về mạch máu hoặc các chấm đen.
  • Yêu cầu làm xét nghiệm sinh thiết được phân tích bằng kính hiển vi. Để có thể nhìn rõ lượng virus HPV.

Mẹo chữa mụn cóc hiệu quả

Đây là bệnh lý lây nhiễm do virus gây ra. Nó không có khả năng tự miễn dịch và tự khỏi trong thời gian thời gian dài. Rất ít trẻ em có sức đề kháng tốt có thể tự hết sau một thời gian. Nên có các phương pháp điều trị hiệu quả ở cả mặt y khoa lẫn cá nhân.

Cách chữa mụn cóc bằng liệu pháp y khoa

Dùng tia Laser

Khi hậu quả do HPV quá nghiêm trọng, bệnh nhân chọn lựa sử dụng tia laser để tia hủy mụn cóc. Giúp ngăn chặn tế bào nhiễm HPV lan qua các vùng khác trên cơ thể.

Phương pháp này giúp hỗ trợ loại bỏ chính xác và không để lại sẹo khi sử dụng đúng cách dung dịch sát trùng, vệ sinh cho vùng da bị tổn thương. Tỉ lệ tái phát của phương pháp này rất thấp.

Phẫu thuật

Bác sĩ thường sẽ khuyến cáo loại bỏ nốt mụn nếu có kích thước khá lớn. Và có vị trí mụn ở vùng da phẳng bằng cách phẫu thuật.

Sau khi thực hiện tiểu phẫu, vết thương sẽ nhanh lành nếu vệ sinh và sử dụng kem trị mụn cóc thường xuyên.

Đốt điện

Đốt mụn cóc chỉ định sử dụng khi mụn có kích thước dưới 1cm. Ở tại các cơ quan hoặc vùng da tương đối nhạy cảm.

Sử dụng dòng điện có hiệu áp cao được phép sử dụng theo quy định của bộ Y tế. Các nhân bên trong mụn sẽ được lấy ra nhờ quá trình khoét sâu đầu mụn.

Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp chữa trị tạm thời. Sở dĩ kỹ thuật chăm sóc vùng da sau khi khoét bằng điện đòi hỏi sự chu đáo và cẩn thận. Nếu không đúng cách, vết thương rất khó lành và tái phát nhanh chóng, chảy máu liên tục.

Dùng thuốc

Sử dụng thuốc chữa mụn cóc theo đơn của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Cách trị mụn cóc tại nhà

  • Không dùng tay hay bất kỳ dụng cụ không được sát trùng tỉa hoặc cạo để hạn chế sự lan truyền của mun coc.
  • Không dùng các dụng cụ đã sử dụng cho mụn cóc. Rồi cắt trên móng tay, móng chân hoặc vùng da khỏe.
  • Luôn giữ cho bàn tay, bàn chân ở trạng thái khô ráo, không ẩm ướt. Điều này giúp giảm thiểu tối đa cơ hội cho loại mụn phát triển.
  • Rửa tay thật sạch với xà phòng rửa tay và dung dịch sát khuẩn.
  • Nên lựa chọn giày, dép có kích cỡ phù hợp.
  • Không dùng chung đồ vệ sinh cá nhân đối với người có mụn cóc.
  • Giặt, phơi giày thông thoáng, khô ráo, sạch sẽ, hạn chế virus xâm nhập và gây bệnh.
  • Cần có chế độ ngủ, nghỉ sinh hoạt hợp lý, không thức khuya, ngủ đủ giấc.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng chất dinh dưỡng: Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C, A và E từ các loại rau, củ, quả. Hạn chế đồ cay nóng, nhiều gia vị và chứa nhiều dầu mỡ. Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người.
  • Để giảm sự khó chịu của mụn cóc ở chân, có thể sử dụng thêm miếng lót giày.
  • Có thể áp dụng một số phương pháp dân gian như: Tỏi, vỏ chuối xanh,.. giã nhuyễn rồi đắp lên vùng da bị tổn thương. Đây cũng là cách điều trị tại nhà khá phổ biến.
  • Ngoài ra, có thể tiến hành tiêm vaccine HPV hỗ trợ ngăn ngừa mụn cóc. Và hạn chế các bệnh lý như ung thư, sùi mào gà,….

Trên đây là toàn bộ kiến thức được tham khảo từ nhiều nguồn thông tin khách quan, chính xác. Hi vọng có thể đem đến những kiến thức tương đối bổ ích. Giúp hỗ trợ điều trị bệnh lý do virus HPV gây ra, đặc trưng là mụn cóc ngoài da.

Top10lamdep.com

Bài trướcMụn Cám: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ĐƠN GIẢN
Bài tiếp theoMụn Bọc: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Tại Nhà