Mụn Nhọt: Nguyên Nhân, triệu chứng Và Cách Điều Trị Lành Tính Cho Da

1156

Mụn nhọt thường xuất hiện khi tế bào biểu bì trên da bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoạt động mạnh và ảnh hưởng xấu từ hội chứng viêm nang lông kéo dài. Chúng thường xuất hiện ở vị trí gây khó chịu cho người bệnh, thời gian điều trị kéo dài và dễ tái phát. Vậy vì sao mụn nhọt lại phổ biến đến vậy, dấu hiệu và cách điều trị của nó là gì?

Tổng quan về mụn nhọt

Mụn nhọt là gì?

Mụn nhọt là một thể nhỏ của nhiễm trùng da cấp tính, bắt đầu ờ vị trí nang lông hoặc tuyến nhờ của cơ thể. Với giai đoạn đầu, vùng da bị tổn thương bị đỏ, xuất hiện một u mụn chưa nhìn rõ nhân mụn, sau đó to dần và dịch mủ bẩn sẽ được hình thành dưới da, gây đau đớn.

Mụn nhọt ở mặt, nách, vai, vùng mông và phần cổ thường xuất hiện khá nhiều. Chúng có thể hình thành, tụ lại từng nhóm riêng biệt, gây nhiễm trùng da lan rộng, gọi là carbuncle. Trên mặt, tại vị trí mí mắt, mụn nhọt phát triển gọi mụt lẹo.

Bị mụn nhọt, lúc mới phát hiện, thường chỉ thấy nhọt nhỏ, chỉ xấp xỉ hạt đậu và màu đỏ. Lúc có dịch tụ lại tại vùng nhọt, nó lớn dần và sưng tấy. Vùng  da cũng chuyển đỏ đậm, đỉnh mụn có màu trắng hoặc vàng. Đỉnh mụn có nhân màu trắng hoặc vàng, gây đau hoặc khó chịu kể cả khi không chạm vào. Khi đạt tới kích thước cực đại, đầu nhân mụn vỡ ra, dịch viêm chảy ra, vùng da bắt đầu giảm sưng và tế bào bắt đầu tái tạo lại.

Mụn nhọt có mặt ở vị trí có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, bị cọ xát nhiều trong quá trình mặc quần áo, vì vậy cách chữa mụn nhọt nhanh nhất là như thế nào?

>>> Xem ngay: Mụn ruồi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị không để lại sẹo

Phân loại mụn nhọt

Mụn nhọt được phân chia dựa trên hai cách phổ biến dựa vào mức độ gây hại và vị trí, bao gồm:

Theo mức độ gây hại gồm có 4 loại chính:

  • U nang (chân) lông: là kiểu mụn nhọt ở dạng áp xe, xuất hiện ở vùng da có nhiều nếp gấp, kín đáo, xuất hiện sau khi phải ngồi nhiều trong một thời gian dài.
  • Viêm mưng mủ do mồ hôi: Do nhiều áp xe tích lũy quanh vùng da ở vùng bẹn, viêm do hoạt động mạnh của tuyến mồ hôi.
  • Mụn bọc mủ: Hình thành khi ống bã nhờn bít tắc, gặp chủ yếu ở giai đoạn dậy thì.
  • Nhọt cụm: Do vi khuẩn Staphylococcus aureus tạo thành. Có thể xuất hiện thêm nhiều lỗ tròn, kèm sốt và ra mồ hôi lạnh.

Theo vị trí bao gồm một số loại thường gặp:

  • Mụn nhọt ở nách: Có gôm mủ lớn, khi tiết dịch ra, gây đau đớn và sưng viêm, chủ yếu từ quá trình lông mọc ngược, dẫn đến mụn nhọt dưới dạng hạch.
  • Mụn nhọt ở mông: Xuất hiện nhiều vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, mặc nhiều loại vải bí, ngồi quá nhiều. Vì vậy, cách chữa mụn nhọt ở mông thường không an toàn và không dứt điểm.
  • Mụn nhọt trên mặt: Phổ biến ở giai đoạn dậy thì, quá trình bài tiết gián đoạn, vi khuẩn tích tụ thành dạng mụn nhọt, thường nhỏ và có đầu nhân trắng.

Ngoài ra còn có một số mụn nhọt ở cổ, bẹn, chân,…. có ảnh hưởng đến da ở nhiều mức độ khác nhau.

Nguyên nhân gây ra mụn nhọt

  • Hoạt động mạnh của tuyến mồ hôi, chất nhờn tích tụ quá nhiều
  • Quá trình tái tạo tế bào biểu bì da bị tác động bởi các loại vi khuẩn, chất độc hại khác nhau, chủ yếu là  vi khuẩn gây mụn P. acnes. Tuy nhiên, P.acnes thường xuất hiện ở những bệnh nhân có sẵn tình trạng bệnh lý về mụn, hơn là chỉ xuất hiện ở người bình thường.
  • Sừng dày nang lông gây thô ráp vùng da, sần sùi. Thường gặp ở vùng mông, bắp tay, đùi. Dần dần viêm loét tế bào da tại vị trí đó, gây mụn. Tự ý sử dụng cách nặn mụn nhọt ở mông không an toàn, gây ra tái phát mụn liên tục.

  • Không tắm rửa, thay quần áo thường xuyên khi ra mồ hôi nhiều. Đặc biệt vào trời nắng nóng.
  • Không tẩy tế bào chết thường xuyên, đặc biệt cho da mặt.
  • Lựa chọn quần áo bó sát, vải nilon, không thấm mồ hôi.
  • Do vùng da của cơ thể nhạy cảm với các yếu tố về bụi bẩn, vi khuẩn từ môi trường xung quanh, gây viêm nang lông, ngứa đỏ. 
  • Do thói quen sinh hoạt không lành mạnh, nguồn nước sử dụng không đảm bảo vệ sinh.
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Ăn quá nhiều các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng và nhiều gia vị. Vì vậy, khi bị mụn nhọt kiêng ăn gì là câu hỏi cần lời giải đáp thích hợp để cải thiện tình trạng của làn da.

Triệu chứng nhận biết xuất hiện mụn nhọt

  • Sốt nhẹ, đau đầu, tâm trạng khó chịu
  • Vùng da sưng nhẹ, đỏ, và mức độ tăng dần sau một thời gian khiến vùng da nóng, đau
  • Sưng hạch vùng cổ, nách, mụn đỏ mưng mủ.
  • Vùng da lân cận có dấu hiệu nhiễm trùng, sưng và đau
  • Nếu nghiêm trọng, người bệnh có thể bị co giật, run lạnh do ảnh hưởng của u nang lông
  • Khi xét nghiệm có dấu hiệu nhiễm trùng máu.

Một số dấu hiệu kể trên thường phổ biến, dễ nhận biết, tuy nhiên khi xuất hiện mụn nhọt có thể có một số triệu chứng khác không được đề cập ở bài viết này, vì vậy cần đến cơ sở y tế để tìm cách trị mụn nhọt hiệu quả.

Những đối tượng thường xuyên bị mụn nhọt

Chúng xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên những người có sức đề kháng, hệ miễn dịch yếu, hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến tiểu đường, thận, gan. 

Trẻ em là đối tượng thường bị mụn nhọt nhiều nhất, đặc biệt ở vùng mông. Do nằm thường xuyên và ít hoạt động. Vì vậy cách chữa mụn nhọt sưng to ở trẻ em cần phải cân nhắc để không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Phương pháp điều trị mụn nhọt hiệu quả

Nguyên tắc chủ yếu là dùng nhiệt, ngâm trong nước ấm. Giúp tăng khả năng tuần hoàn của cơ thể, chống lại sự viêm nhiễm da.

Cách chữa nhanh chóng nhất tại nhà

  • Chăm sóc da đúng cách, tẩy trang thường xuyên. Phải sử dụng kem chống nắng, tẩy tế bào chết với tần suất thích hợp với từng vùng da của các bộ phận khác nhau.
  • Cần cân bằng độ ẩm cho da, nồng độ pH thích hợp. Để tăng cường sự bảo vệ cho lớp biểu bì da.
  • Sử dụng các sản phẩm chức năng có chứa vitamin A, E, C. Chúng giúp bổ sung dưỡng chất tốt, chống oxy hóa, hạn chế viêm da nhạy cảm.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh bôi cho vùng bị mụn. Các nguyên liệu tự nhiên như nha đam, mật ong, sữa ong chúa,…. hạn chế sự phát triển của vi khuẩn P.acnes.
  • Có sự cân bằng các chất dinh dưỡng trong từng bữa ăn. Nên bổ sung thêm trái cây, rau củ, uống đủ nước. Tránh ăn đồ nóng và dùng các chất kích thích gây hại cho sức khỏe. 
  • Không được tự ý nặn mụn, đặc biệt mụn ở mặt. Bởi dễ gây ra thâm và sẹo lồi, làm mất thẩm mỹ. Nặn mụn không an toàn, khiến cho vi khuẩn dễ lan sang các vùng xung quanh. Làm xuất hiện nhóm mụn, viêm nhiễm nghiêm trọng.
  • Hạn chế lựa cho quần áo bó sát, chất liệu không thấm hút hoặc thiếu co giãn.
  • Cần rửa sạch tay, hoặc sát trùng bằng dung dịch khử khuẩn trước khi tự mình nặn mụn nhọt để đảm bảo an toàn.

Bị mụn nhọt nên kiêng ăn gì?

  • Nhóm thức ăn có chứa nhiều chất béo xấu,  dầu mỡ sử dụng nhiều lần.
  • Hạn chế nhóm thực phẩm chứa nhiều carb xấu, tinh chế sẵn có trong bánh mì, bánh ngọt,…
  • Kiêng uống uống sữa nguyên kem, có đường, nên uống sữa tươi không đường, hoặc ít đường.
  • Hạn chế tiêu thụ thức ăn nhanh như pizza, gà rán,…
  • Kiêng sử dụng socola, cacao, hoặc một số thực phẩm dễ gây dị ứng trong một thời gian.

Cách điều trị hướng dẫn y khoa

  • Đến phòng khám da liễu, nhờ bác sĩ can thiệp khi mụn vỡ ra và có nguy cơ nhiễm trùng.
  • Sử dụng thuốc trị mụn nhọt kháng sinh hỗ trợ mềm mụn.
  • Có thể tiến hành tiểu phẫu để lấy triệt để nhân mụn, hạn chế tái phát lần sau.
  • Nên sử dụng kem trị mụn, trị thâm sau khi xử lý mụn theo chỉ định của bác sĩ da liễu uy tín. Để đảm bảo không gây kích ứng da.

Bài viết trên đây cung cấp thông tin về mụn nhọt, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị sao cho hiệu quả và an toàn. Hy vọng bài viết hỗ trợ cho bạn những kiến thức cần thiết, thực tiễn để cải thiện tình trạng làn da do loại mụn gây nên.

Top10lamdep.com

Bài trướcMụn ruồi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị không để lại sẹo
Bài tiếp theoMụn Mủ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Điều Trị Thần Kỳ